Rạn da khi mang thai là tình trạng vô cùng phổ biến. Hầu như mẹ bầu nào cũng bị rạn da. Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi trên da xuất hiện những vết rạn chằng chịt, đỏ tím. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lo lắng vì rạn da không nguy hiểm, không đe dọa sức khỏe. Nhưng tại sao lại bị rạn da khi mang thai và những vết rạn thường xuất hiện ở vị trí nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Vì sao bị rạn da khi mang thai?
Da bao gồm ba lớp chính: Lớp biểu bì (lớp ngoài cùng), lớp hạ bì (lớp giữa) và lớp dưới da (lớp sâu nhất). Rạn da là một dạng sẹo dưới da, hình thành ở lớp hạ bì khi các mô liên kết bị kéo căng, giãn nở hoặc co rút nhanh chóng do tăng trưởng đột ngột hoặc tăng cân, vượt quá giới hạn đàn hồi khiến cho lớp hạ bì bị rách. Khi lớp hạ bì rách, lớp da ở phía sau và các mạch máu lộ ra, trở nên rõ ràng hơn, tạo thành những đường sọc dài, mảnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó chính là vết rạn da. Chính vì vậy, rạn da thường xuất hiện ở những người có sự tăng trưởng nhanh như thiếu niên trong tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, người tập gym…
Làn da phụ nữ có nhiều thay đổi khi mang thai
Việc bạn có bị rạn da hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có: Gen di truyền, độ đàn hồi của da, mức độ tăng cân khi mang thai, chế độ dinh dưỡng, công dụng của các sản phẩm chăm sóc da…
Theo thời gian, các vết rạn da sẽ tự mờ dần. Ai cũng có thể bị rạn da, nhưng phụ nữ bị rạn da nhiều hơn so với đàn ông. Khi mới hình thành, vết rạn da thường có màu đỏ hoặc tím, chúng sẽ mờ dần và đổi sang màu trắng bạc. Những vết rạn da mới sẽ dễ điều trị hơn so với những vết rạn da đã “già”.
Phụ nữ có thai là đối tượng dễ bị rạn da nhất bởi khi em bé phát triển, làn da phải căng lên để nâng đỡ. Sự căng giãn quá mức này khiến da bị tổn thương, hình thành vết rạn. Tình trạng rạn da xảy ra nghiêm trọng hơn ở những người mang thai đôi, thai ba.
>>>Xem thêm: Dù có ít hay nhiều vết rạn da, chị em cũng nên thử cách này
Những vị trí dễ bị rạn da khi mang thai
Ở phụ nữ mang thai, làn da bị kéo giãn do sự “xuất hiện của em bé”. Đây thường là những vết rạn da màu đỏ vì chúng mới xuất hiện. Bụng là vị trí dễ xảy ra rạn da nhất. Tuy nhiên, những vết rạn da có thể lan sang các vị trí khác.
Rạn da bụng là tình trạng phổ biến nhất khi mang thai
Ngoài phần bụng dưới thì đây là một số vị trí có thể bị rạn da khi mang thai:
Rạn da ở ngực
Rạn da xảy ra ở những nơi khác nhau. Vì ngực của bạn có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong thai kỳ nên phần ngực dưới của bà bầu có thể xuất hiện một số vết rạn da nhạt màu. Vết rạn da có thể lan khắp ngực nhưng cũng có khi chỉ tập trung ở dưới hoặc hai bên ngực. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp trường hợp này. Ngực của bạn hoàn toàn có thể phát triển mà không gây ra bất kỳ vết rạn da nào, cũng có khi bạn đã bị rạn da ngực ngay từ tuổi dậy thì.
Rạn da ở hông
Hông là một vị trí “đủ điều kiện” cho các vết rạn da lan xuống. Khi em bé “lấp đầy” khu vực xương chậu và bạn tăng cân, các vết rạn có thể từ từ xuất hiện trên hông. Ở một số người, vết rạn trên hông có thể mở rộng ra thành từng mảng lớn và gây ngứa. Tuy nhiên, việc có vết rạn da ở hai bên hông không phải là điều đáng lo ngại, chúng thường không rõ ràng như vết rạn da bụng.
Hông cũng là vị trí dễ bị rạn da khi mang thai
Rạn da trên cánh tay
Mặt trong của cánh tay trên- nơi gần ngực, là vị trí có thể xuất hiện vết rạn da khi ở tuổi dậy thì hoặc trong thai kỳ. Đại đa số vết rạn da ở vị trí này rất khó nhìn thấy, chỉ một chiếc áo ngắn tay cũng có thể “che giấu” được chúng nên bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này.
Rạn da ở chân
Mẹ bầu cũng có thể bị rạn da ở đùi và bắp chân khi mang thai. Đặc biệt là ở phần đùi trong, vết rạn da thường xuất hiện ở vị trí này. Những người không mang thai nhưng tăng cân cũng dễ bị rạn da ở đùi trong, nhất là đối tượng có xu hướng tăng cân từ vùng đùi. Ngoài ra, bạn có thể bị rạn da ở đầu gối hay bắp chân phía sau.
Khi mang thai, phụ nữ cũng có thể bị rạn da chân
Rạn da ở lưng
Lưng không phải là bộ phận bạn có thể tự nhìn thấy thường xuyên. Nhiều người kể cả khi đã sinh con cũng không bị rạn da ở lưng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm gặp, có những mẹ bầu bị rạn da ở lưng, phía dưới eo. Những vết rạn trên lưng thường ít và khó thấy.
Rạn da vùng kín
Khi mang thai, những vết rạn da có thể kéo dài từ bụng xuống đến vùng kín của phụ nữ. Từ đây, chúng có thể lan sang khu vực đùi trong. Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng vì đúng như tên gọi, đây là khu vực “kín” nhất. Những vết rạn có xuất hiện cũng khó bị “phát giác”. Hơn thế, ngay cả người bị cũng không khó nhận ra bởi đã “bầu vượt mặt”. Trên thực tế, nhiều mẹ bầu chỉ phát hiện ra mình bị rạn da vùng kín khi đã “tỉa tót” sạch khu vực này.
>>>Xem thêm: Trị rạn da khi mang thai như thế nào để an toàn cho em bé?
Cải thiện rạn da bằng sản phẩm thảo dược
Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, rạn da là một trong số những dấu hiệu đó. Để cải thiện tình trạng rạn da khi mang thai, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rạn da an toàn, có thể dùng lâu dài và không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là sản phẩm kem bôi Babolica.
Bộ sản phẩm Babolica bao gồm viên uống và kem bôi với tác động kép hỗ trợ điều trị rạn da, nám da nhờ cung cấp silica tự nhiên cho cơ thể, giữ ẩm cho làn da, từ đó phân bố đều sắc tố melanin dưới da, giúp da trắng sáng, mờ dần vết rạn da, làm da căng mịn một cách an toàn.
Với các mẹ bầu muốn cải thiện tình trạng rạn da, kem bôi Babolica là sản phẩm phù hợp. Viên uống nên được sử dụng sau khi đã sinh em bé để an toàn hơn. Tác động kép “trong uống - ngoài bôi” kết hợp với bổ sung collagen, hạt hồng hoa, kẽm, dầu dừa, sáp ong trắng,... giúp phòng ngừa rạn da, làm mờ dần vết rạn, tăng hàng rào bảo vệ da, giảm nguy cơ lão hóa, tăng cường sức căng cho da và gân cơ, hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang, đẩy lùi da nhăn nheo, chảy xệ ở phụ nữ sau sinh hiệu quả.
Bộ sản phẩm Babolica hỗ trợ điều trị rạn da hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Chia sẻ của người dùng Babolica để cải thiện tình trạng rạn da
Rất nhiều người đã trị rạn da thành công bằng sản phẩm Babolica. Hãy nghe câu chuyện của chị Yến ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội trong video sau:
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm trẻ hóa da, làm đẹp da của cô Đỗ Thị Hòa (SĐT: 0918346633)
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn cùng nghe tư vấn của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân phân tích về sự kết hợp "trong uống - ngoài bôi" của bộ sản phẩm Babolica trong điều trị rạn da ở video sau:
>>> Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách điều trị rạn da TẠI ĐÂY
Hết rạn da, chị em sẽ không phải mặc cảm, tự ti vì những vệt dọc ngang trên cơ thể. Hãy sử dụng bộ sản phẩm Babolica thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng rạn da khi mang thai và đặt mua sản phẩm Babolica, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006104 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207112.
Hải Anh